- Back to Home »
- Tìm hiểu quy trình thuộc da (kiến thức ngành sản xuất da)
Posted by : Unknown
Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014
IDEA
GIFTS FOR LIFE
Các bạn chắc cũng từng
như tôi khi nghe mọi người xung quanh nói bìa da, bóp da,
ví da… nhưng bạn chẳng biết da mà họ nói đó là gì? Nó được làm từ đâu và như thế
nào? Suy nghĩ thông thường khi nói đến chất liệu da thật là “Chèn ơi, không lẽ
lột da con đó ra rồi đem đi may bóp, may ví. Vài hôm là nó thối rữa hôi sao chịu
được?”. Dù không biết về chất liệu da nhưng bạn đã đoán đúng được 1 phần công
việc trong quá trình tạo nên chất liệu da
để các nhà thiết kế, nhà may làm nên các sản phẩm đặc sắc từ
da. Hôm nay mình sẽ chia sẽ với các bạn quy trình làm ra chất liệu da trên
các sản phẩm bằng da mà ta đang sử dụng. Quy trình đó được gọi là quy trình “thuộc
da”. Ở đây mình chỉ xin nói tới chất liệu da thật 100% nha!
*
Quy trình sản xuất thuộc da.
Chia
thành 3 phần chính:
1.
Chuẩn bị thuộc.
2.
Thuộc.
3.
Hoàn tất.
Bây
giờ ta sẽ đi vào chi tiết nọi dung từng phần:
* Chuẩn bị thuộc.
Công
đoạn này có nhiệm vụ loại bỏ những phần không cần thiết như biểt bì, mô liên kết
dưới da …, tạo cho sự liên kết của chất thuộc với sợi collagen trong giai đoạn thuộc.
Tất
cả nguyên liệu trước khi và thuộc phải lựa chọn theo loại, trọng lượng, phương
pháp bảo quản để có chế độ xử lí thích hợp.
Các
khâu công nghệ trong quá trình chuẩn bị thuộc có thể khác nhau, tuỳ theo loại
nguyên liệu, phương pháp bảo quản và mục đích sử dụng da thành phẩm.
Những
công đoạn như: hồi tươi, tẩy lông, ngâm vôi, tẩy vôi, làm mềm axit hoá được áp
dụng cho tất cả phương pháp thuộc. Riêng thuộc da để có da sử dụng trong công
nghiệp, công đoạn làm mềm, axit hoá không thực hiện hoặc thực hiện ở mức độ thấp
a. Hồi tươi.
Mục
đích: nhằm phục hồi lại lưộng nước có ở trong da bị mất đi do quá trình bảo quản
( từ 60-70% xuóon 35-45% đối với da bảo quản bằng muối và giảm đến 18% đối với
da bảo quản phơi khô), đồng thời làm cho cấu trúc sợi trở lại như trạng thái
ban đầu.
Với
da bảo quản bằng phương pháp phơi khô thì hồi tươi khó khăn hơn phương pháp uớp
muối do vậy cần chú ý ngay từ công đoạn này. Da hồi tươi chủ yếu kiểm tra bằng
cảm quan, đạt yêu cầu khi mông có độ mềm mại như do kkhi còn tươi. Nếu kéo dài
thời gian hồi tươi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động, da dễ bị
tuột lông, mùi hôi khó chịu và có khả năng làm cho một phần collagen trong da bị
phân huỷ.
Ở
công đoạn này phải kiểm tra thời gian và nhiệt độ. Các nước châu Âu thường sử dụng
nước ở công đoạn này với nhiệt độ là 26-270C và hoá chất cần thiết để ngăn chăn
sự phát triển của vi khuẩn.
Ở
nước ta, do có sự phân biệt rõ ràng mùa đông và mùa hè nên công đoạn hồi tươi
khó khăn hơn vì vậy để đảm bảo chất lượng trong hồi tươi phải để nhiệt độ của
nước từ 26-270C. Da bảo quản phổ biến là ướp muối do vậy cần hồi tươi như sau:
1.
Cân da nguyên liệu (tính trọng lượng da muối).
2.
Dùng 150-200% nước cho vào foulons.
3.
Nhiệt độ nước là 26-270C.
Cho
da nguyên liệu vào foulons quay 20 phút, thoát nước bẩn ra ngoài, chắt kĩ và tiếp
tục hồi tươi bằng cách bổ sung 150-200% nước vào foulons, tốc độ quay 4
vòng/phút, quay 30 phút sau đó quay đảo 10 phút/giờ.
Yêu
cầu da phải ngập nước, thời gian từ 5-12 giờ, phụ thuộc và hoá chất sử dụng
trong quá trình hồi tươi, hoá chất ở đây không có tính thuộc vì nước ảnh hưởng
đến công đoạn tẩy lông làm da cứng.
b. Tẩy lông, ngâm vôi.
Mục
đích: tẩy sạch lớp lông, thượng bì và loại bỏ lớp mỡ dưới da. Đây là công đoạn
phức tạp, hoá chất tẩy lông ngâm vôi có tác dụng phá huỷ lớp chân lông và lớp
biểu bì trên mặt da đồng thời làm trương nở da, nên când phải có sự kiểm tra chặt
chẽ việc sử dụng hoá chất, nước, nhiệt độ, thời gian. Trong quá trình tẩy lông
ngâm vôi, sự tác động của kiềm làm sạch lông và chân lông là sunfuanatri đóng
vai trò quan trọng, pH tẩy chân lông là 12-13. Trong các loại kiềm, sử dụng vôi
là tốt nhất, vôi có độ hoà tan giới hạn là 0,15%, pH=12,6. Nếu sử dụng NaOH thì
sẽ phá huỷ sợi collagen trong da vì pH của nó quá cao. Nếu ngâm vôi quá mức, sợi
collagen sữ bị phá huỷ, da bị hư hỏng. Ngược lại ngâm vôi chưa đạt, da thành phẩm
sữ bị cứng do không trương nở hết.
Ngày
nay với công nghệ hiện đại, ngâm vôi được tiến hành trong foulons với vận tốc
là 3-4 vòng/phút, thờigian là 12-18 giờ. Trong quá trình ngâm tác động cơ học
nhiều sẽ làm cho sản phẩm có độ xốp lớn, so vậy chỉ cần quay đảo 10 phút/giờ nhằm
mục đích đảo đều dung dịch để thấm sâu và da.
Nước
sử dụng rửa da là nước cứng, trên bề mặt da thạo thành lớp CaCO3 và da thành phẩm
có chất lượng kém. Để tránh hiện tượng này, khi rửa cần thêm 0,5% lượng vôi so
với lượng da.
Quy
trình tẩy lông ngâm vôi: Thực hiện trong foulons, trọng lượng nước và hoá chất
tính theo lượng da muối nước 200% cho tiếp xúc với hỗn hợp 1,5-2%Na2S và vôi tôi từ 10-15%, quay 60 phút. Sau đó, mỗi
giờ quay đảo 5 phút, để qua đêm, thời gian của công đoạn là 12-24 giờ.
Chú
ý: lượng vôi cho và foulons chia làm 2 lần, mục đích là tăng pH từ từ, có như vậy
mặt da không bị nhăn húm, Với các mặt hàng khác như da bọc nệm, da găng, quần
áo … cần ngâm vôi sao cho sấu trúc sợi da trương nở hơn và loại bỏ hoàn toàn
cac abunin và các colagen không có cấu trúc sợi, có như vậy sản phẩm mới có độ
xốp nhẹ.
c. Xẻ mỏng.
Tạo
cho con da có độ dày đồng đều trong tất cả các tấm da theo yêu cầu sử dụng. Xẻ
mỏng được thực hiện trên máy xẻ. Trong khi xẻ phải kiểm tra độ dày của da cắt
sao cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Chẳng hạn: da sau khi ngâm vôi có độ
dày mặt cật là 4 mm, sau khi thuộc còn 2,8 mm, sau khi bào là 2,6 mm và đến da
hoàn thành có độ dày 2,3 mm.
d. Tẩy vôi, làm mềm.
Da
sau khi tẩy lông ngâm vôi, các hoá chất kiềm trong do cần được loại bỏ, nếu
không chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng da thuộc ( thuộc Crôm và kể cả thuộc
tanin thảo mộc).
Tẩy
vôi và làm mềm thường được tiến hành trong foulons, quá trình làm mềm được tiếm
hành sau khi đã tẩy vôi. Ngày nay thường dùng foulons có tốc độ cao hơn tốc độ
thùg quay để hồi tươi và tẩy lông, cụ thể là 5-6 vòng/phút, nhằm nâng cao khả
năng tẩy của các tác nhân tẩy. Tuỳ theo mặt hàng, việc tẩy vôi có thể dùng các
tác nhân khác nhau. Đối với da có độ mềm cao, cần loại bỏ hết các ion Ca2+ có
trong do sau quá trình tẩy lông ngâm vôi. Nhằm làm giảm lượng tiêu hao chất tẩy
vôi và hiệu quả tẩy đạt cao, trướckhi tẩy, cần rửa để loại bỏ bớt chất kềm
không liên kết trong da. Nhiệt độ tẩy vôi làn mềm từ 35-380C, tối ưu là 370C vì
ở nhiệt độ này giữ được an toàn cho sợi da.
Ngày
nay việc dùng cửa khép kín để rửa trở thành phổ thông và có hiệu quả tẩy rửa
cao, cụ thể là 90% lượng kiềm không liên kết bị loại bỏ sau 3 lần rửa riêng biệt.
Hoá
chất dùng để tẩy vôi là các muối axit như amoni sunfat (NH4)2SO4, amoni clorua
NH4Cl hay muối của axit hữu cơ yếu. Khi dùng (NH4)2SO4 thì tạo thành CaSO4 khó
hoà tan hơn CaCl2 khi dùng NH4Cl để tẩy. Nhận biết quá trình tẩy hoàn toàn hay
không người ta dùng chỉ thị màu để kiểm tra mứcđộ tẩy vôi. Nếu nhỏ vài giọt
phenolphtalein vào mặt da mà không có màu gì là quá trình tẩy vôi được thực hiện
một cách triệt để (pH=8,3), nếu có màu hông hay đỏ thì quá trình tẩy vôi chưa
hoàn toàn triệt để.
Quá
trình xuyên thấu của tác nhân khử vôi vào các phần dày của tấm da sẽ chậm và
khó khăn hơn. Đối với da thuộc có độ mềm mại, tác nhân tẩy vôi cần phải xuyên
vào trong da sâu hơn. Nếu da thuộc đanh chắc thì quá trình tẩy vôi không cần thực
hiện một cách triệt để.
Mục
đích làm mềm là tạo cho da có mặt cật nhẵn, loại toàn bộ sự trương nở và lớp
ghét trên mặt cật. Trong quá trình làm mềm, tác nhân làm mềm sẽ tác dụng đến
các collagen không có cấu truc như sợi đàn hồi. Nhằm tăng sự mềm mại, độ đàn hồi
của mặ cật, việc này có y nghĩa lớn đố với da thuộc Crôm – mặt hàng làm áo
khoác, mũ giày, găng tay, bọc đệm; nhưng không có y nghĩa đối với các loại da cứng
như da đế giày, da dùng cho công nghiệp. Trong thực tế, quá trình làm mềm được
thực hiện trong cùng foulons dùng để tẩy vôi và cùng trong một bể của công đoạn
tẩy vôi. Quá trình làm mềm là quá trình tác động của men lên một số cấu trúc của
da - đó là phát minh của tiến sĩ Rohn người Đức - loại men này là men phân giải
( men Pancreaza) chúng được chuyển hoá theo hoạt động của men và được trộn và
mùn cưa hoặc trộn với các tác nhân tẩy vôi khác.
Yếu
tố nhiệt độ rất quan trọng đối với quá trình làm mềm, tối ưu là 370C, vì nhiệt
độ này thích hợp cho hoạt động của men; pH cũng có vai trò quan trọng, pH tối
ưu là 8,3.
Việc
làm mềm cũng đồng thời tăng sự đàn hồi của da thành phẩm. Mếu quá trình làm mềm
da qua lâu, quá mạnh sữ làn giảm độ bền lực chịu kéo. Tuỳ theo mục đích sử dụng
các loại da mà chế độ làm mềm khác nhau. Phương pháp kiểm tra quá trình làm mềm
băng cách gấp da lại và vắt để cho bọt khí đi qua.
*.
Thuộc da.
Thuộc
da là quá trình mà qua đó da trần được chuyển hoá thành da thuộc với những đặc
tính tối ưu của nó như chịu nhiệt độ cao, không thối rữa khi tiếp xúc với nước
và các môi trường khác, chịu được tác động phá hoại của vi sinh vật và có độ thấu
khí cao.
Hoá
chất dùng để thuộc là kali bicrômat: K2Cr2O7. Khi thuỷ phân tạo thành muối kiềm
crôm:
K2Cr2O7
+ 3H2SO4 + R —› K2SO4 + 2CrOHSO4 + RO + H2O
R
là chất khử ( gluco hoặc Na2S2O4). Phản ứng tạo nên hợp chất hợp chất hyđrôxyt
là muối kiềm Crôm, dung dịch mang tính axit. Quá trình thuỷ phân có thể tiếp tục
nếu ta cho axit vào dung dịch khi dùng quá trình thuỷ phân và có thể đưa sản phẩm
của quá trình thuỷ phân trở về dnạg sunfat crôm.
Các
phân tử phức crôm có thể tại nên các phần tử phức lớn hơn, làm cho độ kiềm và
tính thuộc biến đổi.
Một
số tính chất của muối kiềm crôm:
Độ
kiềm là mức đo tính thuộc của muối crôm; tăng độ kiềm, tính thuộc và lượng muối
Crôm hấp thụ và da tăng, đồng thời cũng tăng nhóm hyđrôxyt liên kết trong phức
và làm tăng kích thước phức Crôm trong dung dịch và làm giảm khả năng xuyên của
muối crôm vào bên trong da, cho nên ở giai đoạn này dùng dung dịch Crôm có độ bền
kiềm thấp tạo khả năng xuyên của chúng vào da sâu hơn.
Các
anion khác có thể đi vào phức crôm (các gốc cacboxyl) làm thay đổi tính thuộc,
thay đổi thành phần của dung dịch điều chế từ bicromat ít hơn, do nguy hiểm của
một số hoá chất như axit cromic đối với sức khoẻ người sản xuất.
Việc
dùng tác nhân khử là glucoza hoặc hợp chất hữu cơ khác, tạo nên crôm với nhiều
phân tử hữu cơ, tuỳ theo thành phần của chất khử. Ví dụ:
Na2Cr2O7
+ H2SO4 H2CrO4 + Na2SO4 + H2O + nhiệt…..
Cr2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O + nhiệt
Ở
pH thấp hơn, quá trình xuyên của chất thuộc Crôm vào trong da sẽ tốt hơn và
nhanh hơn song tính thuộc Crôm kém hơn. Tăng pH, tăng khả năng thuộc và tạo sự
liên kết của chúng với các collagen mà không gây dết tủa. Điều quan trọng trong
công đoạn nâng kiềm là mức độ năng sao cho tác dụng thuộc đồng đều, phòng ngừa
kết tủa Crôm có thể xẩy ra. Natri cacbonat có thể dùng để nâng kiềm, độ kiềm của
dung dịch sẽ tăng ở dạng dịch cấp theo bậc thang.
Hiện
nay, người ta dùng các tác nhân trung hoà khác nhau, tác dụng nâng kiềm của
chúng tăng lên một cách từ từ như: Mentrigan MOG, khoáng đôlômit.
Để
tiếp công đoạn sau, ta cần kiểm tra độ xuyên thấu của axit hoá (sau 2 giờ
quay), sau khi đạt ta cho: 6-8% Cr2O3 dạng bột, quay 6-8 giờ, thử độ xuyên thấu
sau 3-4 giờ, cho tiếp 0,5-1% Mentrigan MOG, quay 1-2 giờ. Thử nhiệt độ và pH.
Đối
với da phèn cần dùng chất chống mốc để phòng mốc, thường dùng 0,3-0,5%
Preventol WB.
*
Hoàn thành da thuộc.
Da
sau khi thuộc độ ẩm còn quá cao 60-65%, chưa có độ mềm dẻo cần thiết, bề mặt
thô và dễ ngấm nước. Vì thế sau khi thuộc nhất thiết phải qua công đoạn chỉnh
lý.
Với
các loại da khác nhau, yêu cầu khác nhau trong quá trình chỉnh lý. Tuy nhiên,
các loại da sau khi thuộc đều có những khâu cơ bản sau: ủ đống, ép nước, bào mỏng,
trung hòa ( đối với da thuộc Crôm), nhuộm ăn dầu, sấy khô, để cho da có độ ẩm
là 12-15%, sau đó đem vò mềm, trau chuốt, mục đích làm cho da thuộc đồng đều về
mặt màu sắc, khắc phục những khuyết tật trên bề mặt nhằm đáp ứng mục đích sử dụng
đa dạng của người tiêu dùng.
Trong
công nghiệp thuộc da, quy trình thuộc đóng vai trò quyết định của sản phẩm thì
trau chuốt có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với tiêu dùng vì rằng: chỉ tiêu thẩm
mĩ của da thuộc crôm với các đồ dùng chế biến từ da được thể hiện chủ yếu ở màu
sắc, độ bóng, độ bền nhiệt, bền uốn gập của lớp màng trau chuốt. đặc biệt là lớp
màng trau chuốt có vai trò quyết định giá trị của tấm da thuộc khi lưu thông
trên thị trường. Vì vậy khi trau chuốt đòi hỏi các nhà công nghệ phải tìm hiểu,
nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó phân loại, lựa chọn hóa chất,
phương pháp trau chuốt cho phù hợp với công dụng từng mặt hàng mà người tiêu
dùng đòi hỏi.
Da
nguyên liệu có một số khuyết tật hình thành khi con vật còn sống hoặc hình
thành qua lột mỏ, khi bảo quản. những khuyết tật mày ảnh hưởng đến chất lượng của
da thuộc và da hoàn thành, do đó trước khi trau chuốt phải phân loại da thành 2
loại: loại để nguyên mặt cật ( mặt tự nhiên) và loại phảt cải tạo mặt cật.
Với
loại để nguyên mặt cật, sau khi nhuộm ăn dầu được đưa vào trau chuốt. Thành phần
trau chuốt bao gồm 2 lớp chính:
+
Lớp cơ sở: chất kết dính là thành phần chính để tạo màng, như chất acrylic
butadien, polỷuetan, các chất pigment ( những oxit kim loại) mang màu…, dầu mỡ,
dung môi hữu cơ tại màng có độ mềm mại và độ bóng nhất định. Ngoài ra còn có một
số hợp chất làm dày khác.
+
Lớp phủ trên cùng: chủ yếu dùng Lacquers, nitroxenlulo, polymetan hòa tan dung
môi hữu cơ. các hợp chất trên có thể bôi hoặc phun nhiều lớp, cuối cùng là in ở
nhiệt độ cao và áp suất khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà công
nghệ lựa chọn phương pháp thao tác khác nhau cho phù hợp.
Đối
với da phải cải tạo trước khi trau chuốt, phải xử lý bằng phương pháp ngâm tấp
và dùng giấy nháp đánh bề mặt, khi ngâm tấp có các hóa chất chủ yếu đó là
Encryl và dung môi hữu cơ. Các loại da mặt cất xấu phải qua công đoạn cải tạo bằng
phương pháp dùng giấy nháp đánh phớt bề mặt sau đó da được ngâm với dung dịch
hóa chất nêu trên nhằm tạo cho da có mặt cật bằng, tiếp đó đem sấy khô và dùng
giấy nháp đánh lại để hóa chất trau chuốt bề mặt da đạt được yêu cầu chất lượng
tốt hơn.
*
Thiết bị
Các
thiết bị cần thiết cho qua trình thuộc da là: foulons, máy nạo thịt, máy xẻ,
máy bào, máy ép nước, máy ty da, máy vò mềm, máy in, máy đánh nháp, máy đánh
bóng, máy sấy chân không. trong đó quan trọng là:
+
Máy nạo thịt: là máy dùng để loại bỏ những tổ chức dưới da tạo điều kiện cho
hóa chất xuyên vào sợi da tốt hơn.
+
Máy xẻ, máy bào: có tác dụng điều chỉnh chiều dày tấm da đảm bảo độ dày đồng đều
nhất định, giảm sự tiêu hao của một số hóa chất trong khi thuộc và làm tăng khả
năng sử dụng của sản phẩm.
+
Foulons: giúp làm tăng quá trình xuyên thấu và kết hợp của hóa chất vào da tạo
sự phân bổ đồng đều trên và trong toàn bộ tấm da.
+
Máy vò mềm: tạo cho da có độ xốp và độ mềm mại đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
khác nhau của khách hàng.
+
Máy in: dùng để trang trí bề mặt làm tăng tính thẩm mĩ của da thuộc sau khi
hoàn thành.
Hy
vọng qua những nội dung trên sẽ giúp bạn hình dung được quy trình để làm
nên chất liệu da mà mình đang sử dụng!
Nguồn: sofanhapkhau.com
Sưu tầm: Kim Chi (ideagifts for life)
Tự giới thiệu
TRỌNG
TÍN NGHĨA là
công ty cung cấp các sản phẩm quà tặng bằng ý tưởng uy nhất tại Hồ Chí Minh.
Công ty chúng tôi luôn đảm bảo đem đến cho khách hàng những sản phẩm tôt nhất,
vượt qua sự mong đợi của quý khách hàng. Sản phẩm của chúng tôi luôn đảm bảo
tiêu chí: "tính thẫm mỹ cao, dòng đời sản phẩm phải dài, tính hữu dụng
cao, tính quảng bá lớn".Với chất liệu da, chúng tôi đã làm thành nhiều sản phẩm quà tặng độc đáo như: sổ tay bìa da, móc khóa da, túi xách, bóp namecard, usb da… Chúng tôi có nhận đơn đặt hàng với số lượng lớn
Công ty chúng tôi chuyên sản xuất theo mẫu có sẵn hoặc theo thiết kế của khách hàng. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩmquà tặng bằng ý tưởng và sản xuất theo ý tưởng của khách hàng. Sản phẩm của công ty có nhiều mẫu mã, đa dạng, chất lượng. Đảm bảo đem đến sự ưng ý, hài lòng cho Quý khách, như một lời hứa danh dự!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH TM – DV
TRỌNG TÍN NGHĨA
IDEAGIFTS – Chuyên thiết
kế và cung cấp các
Add: 68 Nguyễn Quang
Bích, P.13, Q. Tân Bình,TP.HCM
ĐT: (08)3 812 6988 – 093
853 1080 (Mrs. Kim Chi)